Mạ bạc được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau bởi tính thẩm mỹ, công dụng và tính ưu việc của bạc. Để đạt được một sản phẩm mạ bạc chất lượng với lớp mạ mịn, bóng cần được thực hiện đúng các quy trình và yêu cầu mạ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ có những hư hỏng thường gặp. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số trường hợp hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cũng như cách khắc phục.
Ngày đăng: 29-04-2020
2,743 lượt xem
Trường hợp 1: Lớp mạ bám không tốt, bọt khí sau khi đánh bóng xong bị bong.
Nguyên nhân:
- Xử lý trước khi mạ và hỗn hống không tốt
- Trong dung dịch muối Bạc và Xyananua không đủ
- Sau khi mạ đồng bể mạ có lớp oxit
Cách khắc phục:
- Kiểm tra khâu vệ sinh bề mặt và quá trình hỗn hống hóa, thời gian hỗ hống hóa không nên dài.
- Điều chỉnh lại dung dịch theo phân tích.
- Sau khi mạ đồng xong phải mạ bạc ngay, chi tiết cho vào bể mạ phải có điện đi qua.
Trường hợp 2: Lớp mạ tối, tạo vết
Nguyên nhân:
- Do lượng KCN không đủ
- Rửa không sạch sau khi mạ.
Cách khắc phục:
- Bổ sung KCN
- Tăng cường rửa
Trường hợp 3: Lớp mạ đen, kết tinh thô
Nguyên nhân:
- Lượng KCN thừa
- Mật độ dòng điện cao
Cách khắc phục:
- Giảm lượng KCN
- Giảm mật độ dòng điện
Đồng hồ được mạ bạc tinh tế
Trường hợp 4: Trên Anốt có màng oxit tối, lớp mạ màu xanh nhạt, phân bố không tốt.
Nguyên nhân: Lượng KCN thấp
Cách khắc phục: Bổ sung lượng KCN
Trường hợp 5: Trên Katốt có khí thoát ra, lớp mạ giòn, tối, Anốt hòa tan mạnh
Nguyên nhân:
- Lớp bạc thấp, lượng KCN nhiều
- Dung dịch có tạp chất
Cách khắc phục:
- Theo phân tích bổ sung cho thích hợp
- Khử tạp chất
Lớp mạ bạc trên ly bị chuyển màu
Trường hợp 6: Lớp mạ có màu vàng hoặc màu hơi đỏ.
Nguyên nhân: Trong dung dịch có tạp chất đồng hoặc thiếu muối bạc.
Cách khắc phục: Chú ý khi mạ không để vật rơi vào bể, bổ sung lượng muối bạc
Hy vọng bài chia sẻ sẽ giúp cho sản phẩm mạ bạc đạt được chất lượng tốt hơn.
(Nguồn: St)
Gửi bình luận của bạn