Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần tử vàng rất nhỏ. Quặng vàng thường được tìm thấy cùng thạch anh hay các khoáng chất sulfide. Người ta gọi đó là “mạch trầm tích”. Vàng tự nhiên cũng có dưới hình thức quặng vàng lớn đã bị ăn mòn khỏi đá và kết thúc trong các trầm tích phù sa (gọi là trầm tích cát vàng).
Ngày đăng: 27-04-2020
10,218 lượt xem
Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần tử vàng rất nhỏ. Quặng vàng thường được tìm thấy cùng thạch anh hay các khoáng chất sulfide. Người ta gọi đó là “mạch trầm tích”. Vàng tự nhiên cũng có dưới hình thức quặng vàng lớn đã bị ăn mòn khỏi đá và kết thúc trong các trầm tích phù sa (gọi là trầm tích cát vàng).
Quặng Vàng
Quặng vàng thường có hai loại chính là quặng vàng và quặng kim loại vàng. Quặng vàng là quặng mà vàng đã đạt độ tinh khiết từ 75 đến 95%. Quặng loại này đã bị nóng chảy từ trong lòng đất và được đẩy lên theo sự vận động của vỏ trái đất. Nó có màu vàng dạng như kim tuyến hay như hạt tấm. Những mỏ vàng khổng lồ xuất hiện trong quá trình hình thành của trái đất khi sắt nóng chảy chìm xuống tâm của trái đất, kéo theo số lượng lớn các kim loại quý. Còn quặng kim loại vàng là quặng đa kim. Vàng bị lẫn trong các kim loại khác như đồng, sắt, bạc...
Để khai thác quặng vàng loại này người ta phải dùng đến các phương pháp tuyển vàng khác nhau, tùy theo tính chất của mỗi loại quặng.
Tách vàng ra khỏi quặng bằng cách nào?
Để thu thập vàng từ quặng, người ta cần phải tách nó ra khỏi các khoáng chất khác trong quặng. Có rất nhiều công nghệ tách vàng ra khỏi quặng, nhưng công nghệ tách vàng bằng Xyanua vẫn là chủ đạo.
Tính đến thời điểm hiện nay, khoảng hơn 85% các doanh nghiệp sản xuất vàng trên thế giới sử dụng Natri Xyanua (NaCN) để tách chiết vàng. Với tính hiệu quả cao và giá thành rẻ nên nó được sử dụng chính trong quá trình khai thác vàng hiện nay.
Natri xyanua
Quy trình:
Trước tiên, quặng được nghiền nát, tiến hành loại bỏ sơ bộ các tạp chất có ảnh hưởng đến quá trình hòa tách thu hồi vàng.
Sau đó, cho vào dung dịch Natri Xyanua (NaCN), vàng sẽ tan rạ tạo thành phức với Xyanua. Ion phức vàng xyanua, [Au(CN)2]-, dễ hòa tan được tạo ra theo phản ứng sau:
Au + 2CN- → Au(CN)2-
Ở dạng này, vàng đã hòa tan, giờ đây nó có thể được tách ra khỏi phần còn lại của quặng không hòa tan. Quá trình này được gọi là lọc. Phản ứng này thường được thực hiện ở môi trường kiềm, độ pH 10-11 vì điều này ngăn cản ion xyanua được chuyển đổi thành khí độc Hydro Xyanua - HCN.
Đôi khi một số kim loại quý khác cũng có thể được lọc cùng với vàng, ví dụ như bạc.
Sau khi vàng đã được hòa tan dưới dạng phức chất. Tiếp theo cần phải được tách ra và thu hồi. Điều này có thể được thực hiện bởi một quá trình gọi là sự hấp thụ. Than hoạt tính được sử dụng để hấp thụ vàng. Nó được xử lý để vàng sẽ hấp thụ lên bề mặt của nó. Phần lớn vàng sẽ hấp thụ vào than hoạt tính. Than hoạt tính sau đó được rửa bằng nước hoặc không khí trên bề mặt, và vàng có thể được tinh chế thêm bằng cách điện phân.
Vàng sau khi được tách từ quặng
Tác hại của Xyanua đối với môi trường?
Xyanua là một chất độc hại và không được phép thải vào môi trường xung quanh. Chính vì vậy, các xyanua còn lại trong bùn cần phải được xử lý hoặc tái chế theo một cách nào đó. Có một số quá trình tự nhiên loại bỏ xyanua. Bao gồm:
• Hấp thụ - khi CN- hấp thụ tự nhiên lên bề mặt rắn, ví dụ: các hạt đất.
• Phân hủy bằng vi sinh vật - một số vi khuẩn tự nhiên có khả năng phân hủy xyanua.
Các quá trình này có thể xảy ra trong các bể chứa trong đó bùn sau khi khai thác vàng được đưa vào. Một số phương pháp hóa học cũng có thể được sử dụng. Tất cả các quá trình trên nhằm đưa hàm lượng Xyanua về mức an toàn.
Gửi bình luận của bạn