Natri Xyanua - Nhật

Natri Xyanua - Sodium Cyanide NaCN (hàng Nhật) dùng trong xi mạ.

Natri Xyanua - Nhật

  • Mã SP:NaCN Nhật
  • Giá bán:Liên hệ
● Tên sản phẩm:        Natri Xyanua

● Tên Tiếng Anh:        Sodium Cyanide

● Công thức:               NaCN

● Đóng gói:                  50 Kg/thùng (thùng sắt, sơn màu xanh lá cây)

● Xuất xứ:                    Japan (Hãng Nippon Soda Co., Ltd.)

Natri xyanua là một trong những hóa chất có độc tính rất cao nhưng được ứng dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Dưới đây là một số nội dung chính về hóa chất natri xyanua.

 

Natri xyanua được sản xuất như thế nào?

 Natri xyanua (Sodium cyanide - NaCN) là hợp chất muối vô cơ được sản xuất trong công nghiệp theo một trong hai cách:

− Là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất sợi acrylic và một số loại nhựa nhất định

Tinh thể natri xyanua dưới kính hiển vi

 

− Kết hợp khí tự nhiên và amoniac ở nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra khí hydro xyanua (HCN)

Sau đó, khí HCN được kết hợp với natri hydroxit (NaOH) để tạo ra sodium cyanide (NaCN) và nước.

HCN + NaOH → NaCN + H2O

Sau quá trình lọc và sấy khô để loại bỏ nước, natri xyanua được tạo thành dạng than bánh rắn, màu trắng có diện tích khoảng 10cm2.

Natri xyanua thành phẩm

 

Một số tính chất hóa học cơ bản của natri xyanua

− Natri xyanua phân hủy khi tiếp xúc với axit, muối axit, nước, độ ẩm và carbon dioxide, tạo ra khí hydro xyanua dễ cháy, có độc tính cao.

− Dung dịch natri xyanua trong nước là bazơ mạnh, có khả năng phản ứng mạnh với axit và có tính ăn mòn.

− Natri xyanua không tương thích và có phản ứng mãnh liệt với các chất oxy hóa mạnh như nitrat, clorat, axit nitric và peroxit và gây nguy cơ nổ.

− Carbon dioxide từ không khí có tính axit đủ để giải phóng khí hydro xyanua độc hại khi tiếp xúc với natri xyanua.

Ứng dụng của sodium cyanide trong công nghiệp

Natri xyanua được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất khác nhau như:

● Lĩnh vực khai khoáng

Cyanide được sử dụng trong khai thác mỏ để chiết xuất vàng và bạc từ quặng, đặc biệt là quặng cấp thấp và quặng không thể xử lý dễ dàng thông qua các quá trình vật lý đơn giản như nghiền và tách trọng lực.

Quy trình chiết xuất vàng từ quặng

 

Mặc dù vàng có khả năng chịu được rất nhiều loại hóa chất, nhưng vàng dễ dàng bị hòa tan trong dung dịch natri xyanua.

Phản ứng hòa tan vàng kim loại bằng NaCN được dùng để chiết xuất vàng từ quặng:

4 Au(s) + 8 NaCN(aq) + O2(g) + 2H2O(l)→ 4 Na[Au(CN)2](aq) + 4 NaOH(aq)

Lượng NaCN được sản xuất ra nhằm phục vụ chính yếu cho hoạt động khai khoáng. Trong khai thác vàng, dung dịch sodium cyanide được sử dụng với nồng độ rất loãng, thường trong phạm vi khoảng 0,01 – 0,05 %.

● Lĩnh vực xi mạ

Ngành công nghiệp xi mạ đã và đang phát triển rất mạnh dùng để ứng dụng mạ bảo vệ và trang trí nhiều kim loại khác nhau với các hệ dung dịch mạ tính kiềm hoặc axit. Trong đó, natri xyanua là một trong những thành phần chính của các hệ mạ xyanua có tính kiềm với vai trò chính là tác nhân tạo phức với kim loại.

Natri xyanua là một trong những thành phần
của hệ hóa chất mạ giả vàng Imitation gold

 

Một số hệ mạ tính kiềm có sử dụng Sodium cyanide như: Mạ kẽm, mạ đồng, mạ hợp kim đồng-kẽm (đồng thau), mạ hợp kim đồng-thiếc-kẽm, mạ vàng, mạ bạc.

● Lĩnh vực sản xuất thép

Natri xyanua được sử dụng trong quá trình làm cứng bề mặt vật liệu thép. Quá trình này chỉ tạo một lớp mỏng kim loại cứng hơn ở bề mặt, kim loại ở sâu bên dưới vẫn mềm. Sắt hoặc thép có hàm lượng cacbon thấp, có độ cứng kém hoặc không có độ cứng, thường được xử lý làm cứng thông qua quá trình truyền thêm cacbon và nitơ vào lớp bề mặt. Phương pháp này được gọi là phương pháp cacbon hóa lỏng.

Theo đó, các chi tiết sẽ được nung nóng đến 871 – 954 oC trong dung dịch natri xyanua, sau đó sẽ được làm nguội và rửa sạch trong nước hoặc dầu để loại bỏ lượng xuanua còn lại trên bề mặt chi tiết.

Các phản ứng xảy ra trong quá trình này như sau:

2NaCN + O2 → 2NaCNO

2NaCNO + O2 → Na2CO3 + CO + N2

2CO → CO2 + C

Natri xyanua được ứng dụng trong phương pháp cacbon hóa lỏng
để làm cứng bề mặt thép

 

Quá trình này được thực hiện trong thời gian 20 – 30 phút sẽ tạo được lớp vỏ mỏng 0,25 – 0,75 mm và cứng. Phương pháp này thường được sử dụng cho các chi tiết nhỏ như bulong, đai ốc, ốc vít và bánh răng nhỏ...

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng, lưu trữ và bảo quản natri xyanua

Natri xyanua là một trong những hóa chất có độc tính cao nên khi thao tác sử dụng, lưu trữ và bảo quản cần phải lưu ý một số nội dung quan trọng như sau:

− Cần trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như: Găng tay, khẩu trang, mặt nạ, kính, quần áo bảo hộ.

− Nên có hệ thống thông gió, hút khí để xử lý triệt để hơi xyanua hình thành trong quá trình sử dụng (nếu có), đặc biệt là trong ứng dụng ở lĩnh vực xi mạ.

− Cần có phương án xử lý khi có sự cố tràn đổ, rò rỉ ở mức độ ít và nhiều.

− Cần lưu trữ và bảo quản natri xyanua tại khu vực riêng biệt đảm bảo khô, thoáng, mát.

− Cần đậy kín bao bì để tránh natri xyanua phản ứng với hơi ẩm trong không khí.

− Cần đặc biệt tránh xa các tác nhân không tương thích như: axit, độ ẩm, các chất oxy hóa mạnh như clorat, nitrat…

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tốt nhất khi sử dụng cũng như các họat động kinh doanh đối với hóa chất natri xyanua, cần phải tham khảo kỹ Tài liệu an toàn hóa chất (MSDS) của natri xyanua. Có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ thêm về MSDS của natri xyanua.

Công ty TNHH Hóa chất Nam Phương

Địa chỉ: 140 Phan Anh, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tel: +84 28 39641567

Fax: +84 28 39641568

Email: hoachat.namphuong@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha