Kẽm Xyanua trong công nghiệp

Kẽm Xyanua là loại hợp chất vô cơ, có công thức hóa học là Zn(CN)2. Hóa chất này thường được sử dụng trong công nghiệp, chủ yếu trong ngành công nghiệp xi mạ. Kẽm Xyanua được tạo ra từ phản ứng của dung dịch nước xyanua và ion kim loại kẽm.

Ngày đăng: 27-03-2014

1,281 lượt xem

Kẽm Xyanua trong công nghiệp

Kẽm Xyanua (Sodium Cyanide) là loại hợp chất vô cơ, có công thức hóa học là Zn(CN)2. Hóa chất này thường được sử dụng trong công nghiệp, chủ yếu trong ngành công nghiệp xi mạ. Kẽm Xyanua được tạo ra từ phản ứng của dung dịch nước xyanua và ion kim loại kẽm. 

Đặc tính Kẽm Xyanua

Kẽm Xyanua tồn tại dưới dạng chất rắn, màu trắng. Khối lượng phân tử của Kẽm Xyanua là 117,444g/mol và nhiệt độ nóng chảy lên đến 800oC. Kẽm Xyanua hầu như không tan trong nước, khả năng hòa tan là 0.00005g/100ml ở nhiệt độ 20oC. Kẽm Xyanua chỉ hòa tan trong các dung dịch kiềm, Kali Xyanua và amoniac.

Kẽm Xyanua được sử dụng trong ngành công nghiệp xi mạ

Ứng dụng Kẽm Xyanua

Kẽm Xyanua là hóa chất được sử dụng trong việc tổng hợp các chất hữu cơ. Kẽm Xyanua cũng được sử dụng như một chất xúc tác cho cyanosilylation của andehit và xeton.

Nhưng phổ biến nhất là sử dụng cho ngành công nghiệp xi mạ đặc biệt là công nghệ xi mạ kẽm.

Sản phẩm sau khi mạ kẽm

 

Các dung dịch mạ kẽm trong công nghiệp

Dung dịch mạ Kẽm Xyanua: bao gồm các thành phần chính như ZnO, NaCN, NaOH, Na2S, và phụ gia. Nhiệt độ từ 20oC – 35oC, mật độ dòng điện từ 1 – 3 A/dm2.

Ưu điểm: dung dịch mạ Kẽm Xyanua có khả năng phân bố kim loại mạ cao, độ phủ sâu cao nên dung dịch mạ này thường được dùng để mạ những chi tiết phức tạp, cho lớp mạ mịn và dẻo. Có thể sử dụng dung dịch mạ Kẽm Xyanua ở nhiệt độ cao, mạ quay hay treo đều phù hợp. Chi phí thấp nhưng vẫn đạt được độ bóng cao.

Khuyết điểm: rất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Phụ gia mạ kẽm

Dung dịch mạ kẽm Zincat: có thành phần đơn giản, thuận tiện trong việc sử dụng.

Ưu điểm: lớp mạ bóng, màng thụ động khó biến màu. Dung dịch mạ kẽm Zincat ít ăn mòn thiết bị, thiết bị xử lý nước thải đơn giản.

Nhược điểm: Khả năng phân bố kém hơn dung dịch kẽm xianua. Khi mạ ở quá mức nhiệt độ cần thiết, độ giòn lớp mạ tăng lên.

Dung dịch mạ kẽm muối amon: gồm một số loại dung dịch NH4Cl, NH4Cl – N(CH2COOH)3, và dung dịch NH4Cl-C6H8O7.

Ưu điểm: tạo nên lớp mạ kết tinh mịn, bóng, hiệu suất dòng điện cao. Tùy theo mỗi loại, dung dịch mạ kẽm muối amon có khả năng phân bố khác nhau. Dung dịch NH4Cl có khả năng phân bố kém nhất, dung dịch NH4Cl – N(CH2COOH)3 có khả năng phân bố tốt nhất. 

Nhược điểm: ăn mòn thiết bị, xử lý nước khó.

Dung dịch mạ kẽm không có muối amon: bao gồm các thành phần KCl, H3BO3, ZnCl2, chất làm bóng và một số chất phụ gia khác.

Ưu điểm: lớp mạ có kết tinh nhỏ, mịn, bóng, độ bằng phẳng tốt, hiệu suất dòng điện cao, tốc độ kết tủa nhanh, phạm vi sử dụng rộng, xử lý nước đơn giản.

Nhược điểm: lớp mạ thụ động trong dung dịch crom thấp, độ bám chắc kém, lớp mạ quá dày sẽ khiến độ giòn tăng lên.

GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI

ĐỂ CÓ THÊM THÔNG TIN VỀ HÓA CHẤT KẼM XYANUA

Công ty Hóa chất công nghiệp chuyên cung cấp các loại hóa chất xi mạ công nghiệp chất lượng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Website: http://www.npchemical.net/

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha