Trong ngành công nghiệp xi mạ, quá trình xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nước thải trong ngành công nghiệp xi mạ thường chứa các thành phần của các dạng xyanua, crom, axit và kiềm. Điều cần chú ý nhất là nước thải chứa thành phần xyanua như natri xyanua, đồng xyanua, kẽm xyanua …. là những hợp chất cực độc gây ô nhiễm môi trường, cần được xử lý triệt để trước khi ra hệ thống thoát nước.
Ngày đăng: 31-03-2014
1,586 lượt xem
Hướng dẫn xử lý nước thải chứa natri xyanua trong ngành công nghiệp xi mạ
Trong ngành công nghiệp xi mạ, quá trình xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nước thải trong ngành công nghiệp xi mạ thường chứa các thành phần của các dạng xyanua, crom, axit và kiềm. Điều cần chú ý nhất là nước thải chứa thành phần xyanua như natri xyanua, đồng xyanua, kẽm xyanua …. là những hợp chất cực độc gây ô nhiễm môi trường, cần được xử lý triệt để trước khi ra hệ thống thoát nước.
Đặc trưng của nước thải xi mạ chứa natri xyanua
Nước thải của ngành xi mạ chứa hàm lượng cao thành phần muối vô cơ và các kim loại nặng. Tùy theo kim loại của lớp mạ mà nước thải của ngành xi mạ có thể là đồng, kẽm, crom, niken …. Các loại muối vô cơ trong nước thải ngành xi mạ chứa các độc tố như xyanua, sunfat, amoni, cromat … Trong đó, hợp chất độc nhất và nguy hiểm nhất là hợp chất từ kim loại với xyanua như natri xyanua, đồng xyanua …
Nước thải sau khi được xử lý
Trong nước thải ngành xi mạ cũng có một số chất hữu cơ như chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt … Tuy nhiên những chất hữu cơ này không thuộc đối tượng xử lý bởi chỉ tiêu BOD, COD thường rất thấp.
Xử lý nước thải chứa natri xyanua
Quy trình này thường được xử lý qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là oxi hóa các hợp chất xyanua như natri xyanua, đồng xyanua … thành cyanat. Hợp chất cyanat ít độc hại hơn cyanua. Giai đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng clo hay natri hydroclorit trong môi trường kiềm có nồng độ pH cao.
Phản ứng hóa học:
NaCN + 2 NaOH + Cl2 <-> NaCNO + 2 NaCl + H2O
pH trong giai đoạn này thường ở mức 10 hoặc cao hơn. Sau khi tăng nồng độ pH, thêm vào HCl thì ORP sẽ tăng, sau khoảng thời gian từ 15 phút đến 30 phút, cyanua sẽ bị oxi hóa thành cyanit.
Giai đoạn thứ hai là oxy hóa cyanat thành cacbon dioxit và nito. Giai đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng lượng clo hoặc natri hydrocloric nhiều trong môi trường kiềm với nồng độ pH thấp.
Phản ứng hóa học:
2NaCNO + 4 NaOH + 3Cl2 <-> 6 NaCl + 2CO2 + N2 + H2O
pH ở giai đoạn này từ 8.5 đến 9. Giai đoạn này, lượng kiềm được tiêu thụ làm giảm nồng độ pH, tiếp tục sử dụng chất oxy hóa để ORP tăng khoảng +300mV.
Hệ thống xử lý nước thải chứa xyanua (natri xyanua, đồng xyanua …)
Trong các loại nước thải của ngành xi mạ, nước thải chứa hợp chất xyanua như natri xyanua, đồng xyanua, kẽm xyanua … là loại nước thải độc nhất và gây ảnh hưởng đến môi trường nhiều nhất. Vì vậy, quá trình xử lý nước thải có chứa hợp chất xyanua này được thực hiện triệt để và qua nhiều giai đoạn nhất.
Hợp chẩt chứa xyanua như natri xyanua, kẽm xyanua, đồng xyanua … là loại hợp chất cực độc, gây ảnh hưởng đến người làm việc trong cơ sở sản xuất và môi trường bên ngoài cơ sở. Trong quá trình xử lý nước thải chứa hợp chất này, cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ như áo, mũ, găng tay bảo hộ lao động để tránh nhiễm độc mà không hay biết.
Gửi bình luận của bạn