Natri xyanua ( NaCN) là một hợp chất hóa học thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ngoài việc sử dụng hợp chất này trong lĩnh vực chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng và các loại hoạt động khai thác kim loại quý, hợp chất này còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xi mạ.
Ngày đăng: 26-03-2014
9,872 lượt xem
Ứng dụng của Natri xyanua trong ngành xi mạ
Natri xyanua ( NaCN) là một hợp chất hóa học thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ngoài việc sử dụng hợp chất này trong lĩnh vực chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng và các loại hoạt động khai thác kim loại quý, hợp chất này còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xi mạ.
Tên thương mại : Sodium Cyanide
Tên thường gọi: muối natri xyanit
Công thức hóa học: NaCN
Tính chất lý hóa : dạng tồn tại chất rắn dạng hạt hoặc bông màu trắng. Nhiệt độ nóng chảy ở 5630C, nhiệt độ sôi 14960C, khối lượng riêng: 1.595 g/cm3 , tỷ trọng hơi : 0.941 ( khí HCN)
1. Natri xyanua trong khai thác vàng
Hiện nay,có khoảng hơn 85% các doanh nghiệp sản xuất vàng trên thế giới sử dụng Natri xyanua ( NaCN) phục vụ trong việc sản xuất vàng.
Trình tự sử dụng:
Quặng vàng đã nghiền + natri xyanua – giàn sục khí – hồ chứa – lọc – hấp thụ ( sử dụng than hoạt tính hấp thụ vàng) – đốt cháy – hợp kim vàng. Lượng hóa chất sử dụng dựa trên thành phần và đặc tính của quặng vàng.
Natri xyanua được sử dụng trong quy trình tách chiết vàng
Khai thác vàng
2. Natri xyanua ứng dụng trong xi mạ (vàng, đồng, kẽm...)
Natri xyanua (NaCN) cùng với Đồng Xyanua (CuCN) được dùng phổ biến trong mạ đồng trang trí, đồng giả cổ hay lớp mạ lót.
Natri xyanua được dùng trong xi mạ các thiết bị vệ sinh
Natri Xyanua dùng trong mạ đồng giả cổ
Trong quy trình sản xuất đầu khóa kéo (zipper) người ta cũng phải mạ lót bằng dung dịch mạ có chứa Đồng Xyanua (Copper Cyanide) và Natri Xyanua (Sodium Cyanide)
3. Natri Xyanua – chất tạo phức trong dung dịch mạ Đồng Xyanua
Lớp mạ đồng là lớp mạ trung gian trong quy trình mạ nhiều lớp (Đồng - Niken - Crom, Đồng - Phi Niken,..) trên những chi tiết là sắt, thép, hợp kim kẽm-nhôm.
Người ta thường mạ lót đồng đầu tiên vì khả năng phân bố kim loại của dung dịch mạ đồng cao hơn dung dịch mạ Niken. Hơn nữa nó tạo lớp mạ không có lỗ xốp nâng cao độ bền ăn mòn, độ bám chắc tốt.
Mạ đồng còn dùng để bảo vệ chi tiết khỏi bị thấm than trong quá trình luyện nhiệt, mạ đồng dày trên thép làm tăng độ dẫn điện và tiết kiệm nhiên liệu đồng.
Natri xyanua là chất tạo phức trong dung dịch mạ đồng
Gửi bình luận của bạn