Hóa chất đồng xyanua trong ngành công nghiệp xi mạ (CuCN)

Đồng xyanua có công thức hóa học là CuCN. Đồng xyanua là hợp chất vô cơ có tính độc hại tương đương với hóa chất natri xyanua. Hóa chất này được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, chủ yếu là ngành công nghiệp xi mạ.

Ngày đăng: 27-03-2014

1,668 lượt xem

Hóa chất đồng xyanua trong ngành công nghiệp xi mạ (CuCN)

Đồng xyanua có công thức hóa học là CuCN. Đồng xyanua là hợp chất vô cơ có tính độc hại tương đương với hóa chất natri xyanua. Hóa chất này được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, chủ yếu là ngành công nghiệp xi mạ.

Tổng quan về hóa chất đồng xyanua

Đặc tính: đồng xyanua tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng, không tan trong nước. Nếu đồng xyanua không tinh khiết, chứa một số tạp chất, hóa chất này có thể tồn tại dưới dạng chất rắn màu xanh. Đồng xyanua màu xanh có công thức hóa học là CuCN2.

Độc tính: tương tự như natri xyanua, đồng xyanua là hợp chất được tạo từ xyanua – loại chất độc có phản ứng nhanh nhất. Đồng xyanua cũng sẽ gây nên tình trạng hô hấp kém, không thể trao đổi oxy, dẫn đến nguy cơ tử vong vì trụy tim.

Ứng dụng của đồng xyanua:

Đồng xyanua được sử dụng trong ngành xi mạ

Hóa chất này được sử dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp xi mạ. Đồng xyanua là thành phần không thể thiếu trong công nghệ mạ đồng tính kiềm.

Lớp mạ Đồng Xyanua (đồng đỏ) đóng nhiều vai trò, nó có thể là lớp mạ trang trí, là lớp mạ lót vô cùng qua trọng nếu vật liệu mạ là Altimon (hợp kim kẽm - nhôm), hoặc nó là lớp mạ trung gian trong trường hợp người ta muốn mạ Nikel - Crom lên sắt. Nếu mạ Niken trực tiếp lên sắt thì độ bám dính không tốt nên người ta thường mạ lót lớp mạ Đồng Xyanua trước khi mạ các lớp tiếp theo.

Chất thải chứa xyanua

Trong các ngành công nghiệp, việc sử dụng hóa chất độc hại không thể tránh khỏi. Chất thải chứa xyanua là một trong những loại chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Trong ngành công nghiệp xi mạ, công nghệ mạ điện là quy trình tạo ra lượng chất thải chứa xyanua khá lớn.

Nước thải ngành xi mạ

Trong công nghệ mạ điện, tùy các phương pháp mạ khác nhau như đồng, crom, kẽm … mà chất thải chính là nước thải xi mạ chứa hàm lượng muối kim loại vô cơ khác nhau. Công nghệ mạ đồng, kẽm, vàng … thường chứa các chất rất độc hại như natri xyanua, đồng xyanua, sắt xyanua … Lượng xyanua trong nước thải mạ dao động rất lớn từ 10 – 300mg/l. Vì vậy việc xử lý chất thải sau quá trình sản xuất cực kỳ quan trọng.

Xử lý chất thải chứa xyanua trong công nghệ mạ điện

Trong công nghệ mạ điện, điển hình là công nghệ mạ đồng, hợp chất xyanua trong nước thải như đồng xyanua là loại hợp chất không tan trong nước.Vì vậy, xử lý chất thải trong công nghệ mạ điện khá phức tạp và tốn nhiều chi phí.

Muốn làm sạch nước thải của công nghệ xi mạ, cần loại bỏ các ion kim loại nặng trong nước và gây độc hại cho con người như kẽm, sắt, đồng, chì … và một số hợp chất xyanua như đồng xyanua, natri xyanua …

Tiếp theo phải phân loại nước thải thành 3 loại: nước thải kiềm – axit, nước thải crom, nước thải xyanua. Tùy theo mỗi loại nước thải khác nhau để có những phương pháp xử lý phù hợp nhất.

Quy trình xử lý nước thải ngành xi mạ

Đặc biệt là loại nước thải có chứa hợp chất xyanua như đồng xyanua, natri xyanua … Đây là loại nước thải độc hại nhất, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe mọi người đang làm trong ngành mạ điện.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha