SODIUM STANNATE - Na2SnO3

Công ty TNHH Hóa Chất Nam Phương cung cấp SODIUM STANNATE (Na2SnO3) với hàm lượng thiếc cao, chuyên dùng để pha dung dịch mạ thiếc tính kiềm và mạ hợp kim đồng thiếc.

SODIUM STANNATE - Na2SnO3

  • Mã SP:SODIUM STANNATE - Na2SnO3
  • Giá bán:Liên hệ

 

● Tên sản phẩm:        Muối thiếc, Natri Stannat

● Tên Tiếng Anh:        Sodium Stannate

● Công thức:               Na2SnO3

● Đóng gói:                  20 Kg/thùng

● Xuất xứ:                    Hàn Quốc

● Ứng dụng: Sodium Stannate (Na2SnO3được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như

- Mạ điện: Mạ thiếc tính kiềm, mạ hợp kim đồng thiếc

- Công nghiệp dệt may: Chất chống cháy cho vải, chất gắn màu cho thuốc nhuộm

Các ứng dụng khác: Lớp phủ bề mặt (giấy), sản xuất các loại muối stanate kim loại khác, trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, ceramic...

Theo đó, Muối thiếc - Sodium Stannate (Na2SnO3được sử dụng phổ biến trong công nghệ mạ thiếc điện phân cho nhiều sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau:

- Thiết bị và bao bì sản xuất thực phẩm: Vì thiếc là kim loại không độc hại và hiện không có giới hạn nào được đặt ra khi tiếp xúc với kim loại thiếc, thêm vào đó là khả năng chống ăn mòn và đặc tính dễ uốn cong nên chúng được ứng dụng rộng rãi để sản xuất các loại bao bì, thiết bị vận chuyển và sản xuất thực phẩm.

Thiếc là kim loại được FDA cho phép sử dụng trong ngành thực phẩm
(Nguồn: www.crowncork.com)

 

Với độ dẻo rất cao và dễ uốn, lớp mạ thiếc được sử dụng cho các mặt hàng phải uốn sau khi mạ và cho các bộ phận tiếp xúc như đầu uốn để lấp đầy khoảng trống khi uốn. Các tấm kim loại nền đã mạ thiếc sẽ được tạo thành nhiều hình dạng khác nhau mà không làm hỏng lớp thiếc. Tuy nhiên, khi thiếc được dùng để bảo vệ thép, lớp thiếc phải tuyệt đối không có lỗ rỗng, các vết trầy xước hoặc các điểm không liên tục để đảm bảo thép không bị gỉ. Các thiết bị chế biến thực phẩm và thùng chứa vận chuyển thực phẩm được mạ thiếc cần phải đảm bảo độ dày tối thiểu 30 µm.

- Ngành công nghiệp điện tử:  Ngoài khả năng chống oxy hóa, thiếc có một đặc tính nổi bật đó là khả năng hàn cực kỳ tốt, nên chúng được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận điện và điện tử trong ngành công nghiệp điện tử.

Mạ thiếc trên thanh đồng để chống oxy hóa và cải thiện khả năng hàn
(Nguồn: stormpowercomponents.com)

 

- Động cơ ô tô: Lớp mạ thiếc có hệ số ma sát thấp, thiếc mềm và tự bôi trơn. Bằng cách áp dụng lớp mạ thiếc mềm trên vật liệu cứng, nó có tác dụng giảm lực ma sát và cải thiện hiệu suất trượt của bộ phận trượt. Do đó, thiếc cũng được sử dụng cho các bộ phận piston của động cơ ô tô. Thông thường, lớp mạ này phải đạt độ dày từ 50 – 250 µm.

Mạ thiếc cải thiện được đặc tính ngắt của piston
(Nguồn: global.yamaha-motor.com)

 

Mạ thiếc theo phương pháp điện phân bằng muối thiếc Na2SnO3

Mạ thiếc theo phương pháp điện phân với dung dịch mạ stannat kiềm chứa các thành phần chính như sau:

Natri stannat (sodium stannate – Na2SnO3hoặc Kali stannat (potassium  stannate – K2SnO3)

- Kali hydroxit (KOH) hoặc natri hydroxit (NaOH)

Trong tất cả các quy trình mạ thiếc bằng phương pháp điện phân, dung dịch kiềm tạo lớp mạ thiếc có khả năng phân bố và chui sâu tốt nhất. Quy trình này không cần bổ sung phụ gia hữu cơ nhưng cần vận hành ở nhiệt độ cao (70 – 90 oC). Điều quan trọng đó là cần kiểm soát nghiêm ngặt cực dương thiếc để tránh việc tạo lớp mạ bị xốp và thô. Thông thường, lớp mạ thiếc sẽ hoàn hảo khi cực dương thiếc có màu vàng lục trong quá trình mạ.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha