NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XI MẠ NIKEN

Trong quá trình mạ Niken, sẽ có những trường hợp mạ Niken bị lỗi. Bài viết này sẽ chia sẻ một số lỗi hư hỏng thường gặp trong Mạ Niken và cách khắc phục hiệu quả.

Ngày đăng: 27-07-2020

2,219 lượt xem

Trường hợp 1:  Lớp mạ bị bong, rộp:

- Do khâu làm sạch không tốt. Trước khi tiến hàng mạ, nên kiểm tra và tăng cường khâu vệ sinh bề mặt thật sạch và kỹ.

- Độ pH không phù hợp, hoặc quá thấp hoặc quá cao. Nên điều chỉnh độ pH cho phù hợp.

- Có tạp chất hữu cơ hoặc sắt. Nên tiến hành loại bỏ bằng việc khử sạch dung dịch.

- Mật độ dòng điện cao, nên giảm mật độ dòng điện cho phù hợp.

- Có lớp đồng hóa học bám vào bề mặt trước khi Niken vào. Vì vậy các bể tẩy rửa cần được loại bỏ tạp chất đồng.

Mạ Niken đen

Trường hợp 2: Lớp mạ bị bong sùi lớp Niken

Do dòng điện chập chờn hoặc bị ngắt điện trong quá trình mạ, nên kiểm tra thường xuyên nguồn điện và sự dẫn điện vào bể.

Trường hợp 3: Lớp mạ bị châm kim:

- Do bể mạ có lẫn tạp chất hữu cơ. Nên được khử tạp chất hữu cơ trước khi tiến hành mạ.

- Do thiếu H2O2. Nên bổ sung thêm H2O2

- Do treo chi tiết không đúng, nên thay đổi lại cách treo.

- Do độ pH thấp hoặc cao, nên điều chỉnh độ pH cho phù hợp.

Phụ kiện trong ngành may mặc được mạ Niken

Trường hợp 4: Lớp mạ có sọc đen:

Do trong dung dịch có kẽm. Nên khử tạp chất kẽm để tránh hư hỏng này.

Trường hợp 5: Lớp mạ có màu tro đen:

Có thể do trong dung dịch có tạp chất đồng, nên được khử sạch đồng trong dung dịch mạ.

Trường hợp 6: Lớp mạ gai, thô

- Do mật độ dòng điện cao. Nên điều chỉnh giảm mật độ dòng điện

- Do dung dịch bẩn, có bụi bẩn hoặc bùn Anốt. Nên lọc dung dịch.

Trường hợp 7: Tốc độ mạ chậm, có nhiều bọt khí Hidro:

Do độ pH thấp, cần nâng cao độ pH cho hợp lý.

Trường hợp 8: Trên chi tiết có chỗ không có lớp mạ:

- Do treo chi tiết mạ không đúng hoặc bị va chạm lẫn nhau, cần sửa lại cách treo chi tiết mạ, tách rời nhau và tránh sự va chạm.

- Do độ pH không phù hợp, cần điều chỉnh lại độ pH.

Trường hợp 9: Lớp mạ sau khi sấy rổ lốm đốm:

- Do lớp mạ mỏng, cần tăng độ dày cho lớp mạ

- Do kim loại nền bị rỗ, nên đánh bóng kim loại nền trước khi đưa vào bể mạ.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha